Cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không?
Lông vùng kín rậm rạp khiến chị em ngứa ngáy cũng như không thể diện những bộ bikini bốc lửa. Vậy có nên cạo lông vùng kín không? Cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bài viết dưới đây giải đáp.
I. Lông mu có quan trọng không?
Như tấm lá chắn bảo vệ, lông mu ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn, chặn bụi bẩn, giữ ẩm và điều hòa nhiệt độ ổn định cho cơ quan sinh dục. Hơn thế nữa, vùng lông còn giữ vai trò như tấm lót giúp giảm cọ xát phần nhạy cảm vào quần áo hay ngay cả khi quan hệ.
Ngoài chức năng sinh lý, lông mu là minh chứng cho sự trưởng thành về giới tính. Vùng kín phát triển mang đến vẻ gợi cảm, bí ẩn cho người phụ nữ khi gần gũi với đối phương.
Bên cạnh đó, các nước Á Đông trong đó có Việt Nam đều sở hữu quan điểm “vô mao bần chí tử” (không có lông mu thì nghèo đến chết). Tuy không được kiểm chứng nhưng quan điểm ấy vẫn hằng ngày đe dọa hạnh phúc của biết bao gia đình.
Mọc ở vùng nhạy cảm nhất của cơ thể, tình trạng của lông mu dự báo nhiều thay đổi bất thường của cơ thể và các bệnh lý như viêm nang lông, rối loạn trao đổi chất, ung thư tinh hoàn với nam giới, nhiễm nấm sinh dục…. Từ biểu hiện của lông mu, mỗi người sẽ có thể theo dõi được thể trạng và sớm phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
II. Cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không?
Những năm gần đây, không chỉ chị em mà ngay cả cánh mày râu đều có xu hướng muốn loại bỏ đi phần lông này ra khỏi cơ thể. Các trường hợp này thường do lông quá rậm, cứng gây ngứa ngáy hay thiếu thẩm mỹ khi diện đồ. Cách thức xử lý lông vùng kín được sử dụng phổ biến nhất là cạo bỏ. Vậy cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là Có.
-
Cạo lông vùng kín kích thích lông mọc lại dày và rậm
Theo các chuyên gia da liễu, cạo lông vùng kín không được khuyên dùng,bởi chúng không có khả năng làm lỗ chân lông bị mất đi.
Tương tự như tóc và các phần lông khác trên cơ thể, theo thời gian, lông mu sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Khi này, lông mu có hiện tượng sinh trưởng nhanh hơn, nhiều và cứng sau các lần cạo bỏ gây cộm ngứa và mất thẩm mỹ.
-
Cạo lông vùng kín làm “cô bé” dần kém hấp dẫn
Những hành động thô bạo như kéo, giật lông khiến vùng kín dễ bị trầy xước, mẩn đỏ thậm chí tăng nguy cơ chùng nhão cô bé, cậu bé sớm. Cạo lông trong nhiều năm cũng khiến tam giác mật trở nên thâm tím với các lỗ chân lông to, làn da xù xì kém hấp dẫn.
-
Vùng kín gặp nguy hại khi do thiếu phần lông mu
Cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? Tuy giữ nhiều chức năng quan trọng nhưng lông vùng kín thường bị xem nhẹ và nhiều người mong muốn cạo hay tẩy bỏ. Khi loại bỏ đi phần lông mu thì đồng nghĩa với việc cướp đi lớp bảo vệ của vùng kín, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bộ phận sinh dục, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm. Một số bệnh lý xảy ra do cạo lông mu như:
-
Viêm nang lông
Bệnh viêm nang lông gây ra tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mụn. Mụn này thường xuất hiện ở dưới chân lông, có hiện tượng sưng đỏ và gây đau rát.
Trường hợp nặng, các nốt mụn màu đỏ hoặc mụn bọc có lông xuất hiện ở cả môi lớn và môi bé, có thể vỡ ra gây chảy máu, mủ, cảm giác ngứa, đau nhức, nhiều trường hợp hình thành viêm nhiễm.
-
Viêm âm đạo
Bệnh được sản sinh do nấm Candida, trùng roi Trichomonas… với biểu hiện là khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi, nổi mụn ở môi lớn, nổi mụn ở môi bé âm đạo, ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ.
Viêm âm đạo có thể dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận lân cận như viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
-
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục có biểu hiện mụn nước rộp lên, tấy đỏ ở vùng xung quanh, mụn mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm. Khi mụn vỡ ra có chảy mủ và gây lở loét, kèm theo triệu chứng như sốt, đau hạch bẹn, đau xương chậu…
Mụn rộp sinh dục khi lan rộng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Nguy hiểm hơn, nếu phụ nữ mang thai mắc mụn rộp sinh dục sẽ dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thai nhi sinh ra có thể bị viêm màng não, viêm phổi, mù bẩm sinh…
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không?”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm nhiều thông tin để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh!