Chân tóc yếu gây rụng tóc phải làm sao để khắc phục?
Rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều người khi không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới ngoại hình và tâm lý. Các tác nhân từ môi trường, điều kiện chăm sóc không tốt là một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu dần kéo theo là hiện tượng rụng tóc. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nang tóc hay chân tóc là phần bầu hình nằm dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đó để đi nuôi tóc.
Chân tóc hay nang tóc là phần sống duy nhất giúp nuôi dưỡng sợi tóc. Khi chân tóc yếu sẽ mất dần các khả năng cung cấp nuôi dưỡng và sản sinh các sợi tóc. Hậu quả, tóc của bạn sẽ yêu, mỏng và dễ gãy rụng, lâu mọc lại. Nếu tình trạng này không sớm phát hiện và khắc phục thì hói đầu sẽ đến rất nhanh và khó khăn trong chuyện khắc phục.
Tham khảo:
I. Nguyên nhân chân tóc yếu gây rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân khiến chân tóc yếu gây rụng tóc. Dưới đây là 5 yếu tố gây hại thường gặp nhất:
- Chân tóc yếu do nội tiết
Mất cân bằng giữa Dihydrotestosterone (DHT) và Testosteron chính là nguyên nhân gây suy yếu tế bào mầm tóc. Khi này, lượng DHT dư thừa tác động ngược vào nang tóc và làm dày lớp màng bảo vệ da đầu.
Trước tác động này, các nang tóc bị co lại, quá trình truyền máu đến mao mạch cũng bị làm gián đoạn; giai đoạn mọc tóc ngắn đi, trong khi giai đoạn thoái hóa của tóc mọc dài. K
- Chân tóc yếu do mắc bệnh tự miễn
Rụng tóc từng mảng là một trong những biểu hiện của bệnh tự miễn của cơ thể. Đây là hậu quả của việc hệ miễn dịch hoạt động sai lầm đã trực tiếp tấn công các nang tóc đang phát triển, khiến chân tóc yếu đi.
Hiện tượng tự miễn này diễn ra ở mọi giới tính và lứa tuổi. Nếu được chữa trị sớm, các nang tóc sẽ lại được tái sinh khi hệ thống miễn dịch được kiểm soát.
- Chân tóc yếu do mắc bệnh lý tuyến giáp
Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, chân tóc yếu dần, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
- Chân tóc yếu do trị liệu và tác dụng phụ của thuốc
Khi trị liệu, cơ thể sẽ có phản ứng với những chất hoá học trong quá trình trị liệu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc ở giai đoạn thoái hoá. Các chân tóc không phát triển bình thường, dễ bị gãy rụng trên toàn bộ da đầu.
Một số thuốc điều trị để chống mụn trứng cá, thuốc chống trầm cảm hoặc phương pháp điều trị huyết áp thấp cũng là nguyên nhân rụng tóc quá nhiều với tính chất tương tự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tóc có khả năng mọc lại nếu các nang tóc tồn tại.
- Chân tóc yếu do chăm sóc sai cách
Một số thói quen như búi quá chặt, dùng lược quá cứng, gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt đi ngủ hoặc phơi nắng quá lâu… đều làm chân tóc yếu dần nếu thường xuyên thực hiện.
II. Chân tóc yếu gây rụng tóc phải làm sao để khắc phục?
Chân tóc yếu quyết định tới tình trạng rụng tóc ở mỗi người. Rụng tóc quá nhiều trong thời gian dài nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hói đầu, ảnh hưởng tiêu cực tới ngoại hình và tâm lý. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
1. Xác định nguyên nhân khiến chân tóc yếu
Xác định chính xác khiến chân tóc yếu gây rụng tóc là bước đầu tiên không thể bỏ qua. Bạn có thể thực hiện kiểm tra nang tóc và da đầu tại một số cơ sở chuyên khoa về tóc và da liễu. Chữa trị triệt để nguyên nhân gây bệnh giúp hạn chế tối đa hậu quả mà chúng mang lại.
Ngoài việc xử lý nội tại cơ thể, để hỗ trợ tóc mọc lại, đảm bảo thẩm mỹ bạn vẫn cần đến các quá trình chăm sóc chuyên khoa hoặc thủ thuật cấy tóc phù hợp với nhu cầu thực tế.
2. Điều trị chân tóc yếu gây rụng tóc bằng công nghệ laser
Điều trị bằng công nghệ laser là cách trị rụng tóc được một số phòng khám chuyên khoa về tóc áp dụng. Tóc và da đầu được massage; diệt khuẩn; khơi thông và kích hoạt các tế bào nang tóc bị teo, ức chế bài tiết; cung cấp dưỡng chất tối ưu kích thích phát triển, bảo vệ toàn diện.
3. Cấy tóc tự thân
Cấy tóc tự thân là thủ thuật thẩm mỹ chữa thưa tóc, hói đầu – hậu quả do chân tóc yếu gây rụng tóc. Các trường hợp cần cấy tóc tự thân chủ yếu là khi các nang tóc đã bị hoại tử và không có khả năng hồi phục và sản sinh tóc tự nhiên.
Cấy tóc tự thân là phương pháp sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của người bệnh (thường là phần tóc sau gáy) làm nguyên liệu và được cấy trực tiếp vào phần da đầu thưa, hói bằng bút cấy chuyên dụng đường kính siêu nhỏ.
Thủ thuật đảm bảo thẩm mỹ mái tóc, không gây đau hay sẹo. Tóc cấy sau thời gian phục hồi được giữ nguyên các đặc tính vốn có, được thay thế theo chu kỳ tự nhiên mà không lo tái rụng.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về nguyên nhân chân tóc yếu gây rụng tóc và một số gợi ý khắc phục hiệu quả nhất hiện nay. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!