Giải đáp thắc mắc: Uốn tóc nhiều có sao không?

Không khỏi phủ nhận việc thay đổi kiểu tóc là cách nhanh nhất giúp f5 diện mạo cho bản thân. Nhưng bên cạnh đó, cách thức làm đẹp này nếu quá lạm dụng, không chỉ làm cho mái tóc nhanh bị xơ yếu, hư tổn, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem uốn tóc nhiều có sao không trong bài viết dưới đây.

I. Uốn tóc nhiều có sao không?

Hiện nay, tại các salon hay tiệm làm tóc đều dùng nhiệt hoặc hóa chất để uốn tóc. Tác động vật lý hoặc hóa học dù thế nào cũng sẽ làm cho cầu nối disulfur của tóc trở nên lỏng lẻo và tóc uốn theo dạng mới đúng với ý muốn. Các cầu nối này sau đó được tái lập để giữ được hình dạng mới của tóc. Khi đã định hình được sợi tóc theo dáng vẻ mới, có thể bền vững được trong vòng 6 tháng. Đây là một tác động rất “thô bạo” đối với sợi tóc, làm giảm cường độ chống kéo lực, giảm độ đàn hồi của tóc, khiến cho chúng dễ bị giòn và gãy rụng.

 

Tuy nhiên, cái gì lạm dụng thái quá cũng không tốt. Cũng như uốn tóc nhiều có sao không? Nếu thường xuyên uốn tóc quá nhiều lần sẽ làm tổn hại đến kết cấu tóc, khiến tóc thô ráp và bào mòn sợi tóc, tóc đứt đoạn theo chiều dọc. Và cũng có một số trường hợp bị dị ứng với các hóa chất trong thuốc uốn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không được uốn tóc, ép tóc cùng lúc với nhuộm tóc (kể cả trước hay sau 1 tuần) vì không những có thể làm tổn hại đến sợi tóc mà còn làm hỏng cả màu sắc tóc của bạn. Nói chung, mức độ gây tổn thương cho tóc khi sử dụng thuốc uốn tóc thường thường khá nghiêm trọng, không nên coi nhẹ điều này.

Nếu sau khi dùng các loại hóa chất tạo kiểu mà tóc trở nên yếu dễ gãy, chứng tỏ tóc đã bị tổn thương trong quá trình uốn tóc, khi đó cần hạn chế tới mức có thể việc chải tóc, sấy tóc, gội đầu và những tác động liên quan tới tóc.

Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc uốn tóc để tạo cho bạn sự mới mẻ, thêm sức sống, và điều này cũng không gây ảnh hưởng lớn lắm đối với tóc. Tuy nhiên nếu thường xuyên uốn tóc thì sẽ là lợi bất cập hại.

II. Những lưu ý khi thực hiện uốn tóc

 

Trên đây là giải đáp về vấn đề uốn tóc nhiều có sao không? Và để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thuốc uốn tóc, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được để thuốc dính ra vùng da ở đầu, mặt, cổ đang bị tổn thương hay sưng đau
  • Chị em trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc uốn hay thuốc nhuộm
  • Nếu thuốc vô tình dính vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra ngay.
  • Khoảng cách giữa 2 lần uốn tóc bằng hóa chất không nên quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng
  • Khi uốn tóc phải sử dụng loại thuốc có nhãn mác của các thương hiệu có uy tín bởi những sản phẩm này đã được nhà sản xuất kiểm tra, tránh việc sử dụng thuốc uốn tóc không rõ nguồn gốc bày bán trôi nổi trên thị trường.
  • Trong quá trình làm tóc nên bịt khẩu trang (đặc biệt đối với thợ làm tóc) nhằm tránh hít phải hơi hóa chất trong thuốc uốn gây khó chịu.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thải độc để đào thải các độc tố từ các sản phẩm làm tóc đã tích tụ trong cơ thể. Đa số các hóa chất trong thuốc làm tóc là các chất thân dầu và kim loại nặng khó đào thải ra ngoài, dễ tích tụ tại tế bào mỡ, thần kinh, xương…
  • Trước khi uốn tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da. Nếu vùng da chấm thuốc bị nổi đỏ, sưng hoặc ngứa thì phải rửa ngay vết thuốc ở chỗ thử và tuyệt đối không nên dùng loại thuốc ấy nữa.

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của phái nữ nhưng trước khi thực hiện uốn tóc, bạn cần phải tìm hiểu kĩ về cơ sở thực hiện, loại thuốc sẽ sử dụng… để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

Những thông tin về việc “Uốn tóc nhiều có sao không?”, cũng như những lưu ý khi uốn tóc hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc mái tóc của bản thân. Chúc bạn có một tinh thần thoải mái và sớm sở hữu một mái tóc mềm mại, đẹp và nổi bật, tự tin hơn.

Vninmy.com

Vninmy.com là website chia sẻ những tin tức tổng hợp về ẩm thực, ảnh đẹp, hỏi đáp, kiến thức, sống khỏe, thể thao , tin tức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *