La Hán Quả: Công dụng trong điều trị bệnh và làm đẹp

La Hán Quả có tác dụng điều trị tiểu đường, béo phì, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch và đường hô hấp. Đặc biệt, thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất, giúp chống lão hóa và phòng ngừa các bệnh ung thư.

I. Mô tả về cây la hán

1. Đặc điểm thực vật

la-han-qua-cong-dung-trong-dieu-tri-benh-va-lam-dep-1

La Hán Quả hay còn gọi là quả mộc miết, giải khổ qua, thuộc họ Bầu bí. Quả la hán có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle.

La Hán Quả là thực vật thân leo, dọc thân có các tua cuốn. Thân cây có thể dài từ 1-3m. Lá cây hình trái tim, chiều dài khoảng 10-20cm, rộng 3,5-12cm. Hoa mọc dạng chùm. Mỗi chùm từ 2-3 hoa. Cánh hoa mỏng, màu vàng nhạt.

Quả la hán hình cầu màu xanh lục, rất thơm. Bên ngoài vỏ bóng, được bao phủ lông nhung mỏng. Bên trong có thịt màu trắng ngà xốp nhẹ, nhiều hạt. Vỏ già thì khá giòn, có 10 vân sợi chạy xuống theo chiều dọc. Hạt hình tròn, bẹt, ở giữa có rãnh nhỏ. Khi phơi khô, quả la hán có màu nâu vàng.

2. Bộ phận dùng

Quả la hán là bộ phận được thu hái và điều chế làm dược liệu

3. Phân bố

Cây la hán có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc. Trước đây, cây chủ yếu mọc hoang. Hiện nay, hạt la hán đã được nhân giống và trồng nhiều trong vườn nhà.

4. Thu hoạch và sơ chế

Quả la hán thường được thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Khi lắc quả không thấy tiếng động, quả già, cứng là thu hoạch được. Sau đó, quả la hán được phơi hoặc sấy khô làm dược liệu.

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao dễ gây ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Trong quả la hán chứa các thành phần hóa học sau:

  • Vitamin C
  • Các khoáng chất như Sắt, Kẽm, Mangan, Niken, Thiếc cùng nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe
  • Đường hữu cơ glucose
  • Trong thành phần quả la hán còn có khoảng 8,67% -13,35% protein
  • Hạt la hán có khoảng 41% acid béo

II. Vị thuốc la hán quả

Tính vị: Vị ngọt, tính mát và không chứa độc

Quy kinh: Kinh tỳ, phế.

III. Tác dụng

Trong Đông y, quả la hán có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận trường, tiêu đàm, giảm ho. Chủ trị các bệnh: táo bón, nóng trong, ho, viêm phế quản, dị ứng, lao phổi…

Theo y học hiện đại, quả la hán cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh như:

  • Ngăn ngừa béo phì, tiểu đường

Quả la hán có vị ngọt tự nhiên được dùng thay thế đường trong chế biến thực phẩm. Đồng thời, dược liệu này cũng chứa hàm lượng calo thấp, rất thích hợp cho người béo phì, tiểu đường.

Thuốc từ quả la hán giúp làm giảm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn.

  • Chống oxy hóa

Quả la hán nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Nó giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.

  • Thanh nhiệt, trị nóng trong, táo bón

Nước uống được nấu từ quả la hán có thể trị hiệu quả nóng trong, táo bón.

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Do tính chống oxy hóa cực mạnh, quả la hán cũng có khả năng hạn chế sự tăng sinh của khối u.

  • Kháng viêm, phòng chống nhiễm trùng

Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của loại thảo dược này đã được tiến hành nghiên cứu. Trong những trường hợp nhiễm trùng không quá nghiêm trọng, quả la hán có khả năng ức chế vi khuẩn khá hiệu quả.

  • Chống dị ứng

Các chất trong quả la hán có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là khả năng kháng sinh histamin. Histamin được sinh ra do phản ứng quá mạnh của hệ miễn dịch với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do vì sao quả la hán có thể giảm ngứa và chống dị ứng.

  • Giải độc, kích thích tiêu hóa

Khi sử dụng loại quả này, sẽ giúp giải độc gan, làm sạch đường ruột và kích thích ăn uống.

  • Ngăn ngừa các bệnh về hô hấp, tim mạch

Nước uống từ quả la hán có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh như ho gà, viêm phế quản, viêm amidan và một số trường hợp cao huyết áp, xơ cứng động mạch.

  • Dưỡng tóc, làm đẹp da

Quả la hán có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp da mịn màng và tóc mượt mà hơn.

IV. Cách sử dụng dược liệu Quả la hán

La hán quả có thể dụng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc pha trà.

1. Cách pha trà:

  • Bước 1: Tách một quả la hán khô (10g) thành từng mảnh nhỏ
  • Bước 2: Rót 200ml vào để tráng trà
  • Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ tùy thích, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

2. Cách nấu trà:

Bạn có thể nấu nước trà để uống hàng ngày.

Mỗi ngày lấy 2 quả phơi khô, tách thành miếng nhỏ đem nấu với 1.5 lít nước uống.

3. Cách ngâm rượu:

Nguyên liệu: 6 -7 quả la hán khô, 4 lít rượu trắng, bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bỏ quả la hán đã phơi khô, bỏ vỏ vào bình thủy tinh.

Bước 2: Đổ rượu vào bình theo tỉ lệ thường ngâm là 10 quả/4-5 lít rượu.

Khi chúng ta đã tiến hành ngâm xong thì đạy nút cẩn thận để rượu không bị bay hơi, mất chất. Rượu quả la hán thường phải ngâm 9 tháng mới có thể sử dụng được.

V. Kiêng kỵ khi sử dụng la hán quả

la-han-qua-cong-dung-trong-dieu-tri-benh-va-lam-dep-2

Người có thể tạng hàn không nên dùng quả la hán. Những người có thể tạng hàn thường có biểu hiện như: sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lỏng, tứ chi lạnh, rêu lưỡi trắng…

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác với các thuốc khác, gây hậu quả không mong muốn.

>>> Xem thêm bài review đánh giá địa chỉ làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện mới nhất tại Top10saigon: https://top10saigon.vn/

Vninmy.com

Vninmy.com là website chia sẻ những tin tức tổng hợp về ẩm thực, ảnh đẹp, hỏi đáp, kiến thức, sống khỏe, thể thao , tin tức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *