Rụng lông vùng kín khi mang thai có sao không?

Rụng lông vùng kín khi mang thai xảy ra khiến nhiều chị em lo lắng, bất an. Vậy đây có phải là biểu hiện bình thường? Nguyên nhân nào khiến tam giác mật của các nàng bị trơ trụi. Tất cả những thắc mắc này sẽ được bài viết dưới đây giải đáp.

I. Rụng lông vùng kín khi mang thai do đâu?

Mang thai là một niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ nhưng cũng đem lại khá nhiều phiền toái. Khi này, cơ thể của chị em có nhiều thay đổi từ tâm lý tới ngoại hình. Một trong số đó là tình trạng lông vùng kín bị rụng đi. Để lý giải về điều này, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra 4 nguyên nhân sau:

  • Do nội tiết tố thay đổi:

Thời điểm mang thai khiến cơ thể của các bà bầu sản sinh hormone progesterone và estrogen nhanh chóng. Khi này, nội tiết tố bị dư thừa hoặc tiết hụt bất thường khiến các nang lông yếu dần, dễ gãy rụng hơn bao giờ hết. Tình trạng này bắt đầu một thời gian và thường hết trong vòng 4-6 tháng sau khi sinh con.

rung-long-vung-kin-khi-mang-thai-co-sao-khong-1

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng:

Dinh dưỡng của bà bầu là một trong những điều luôn cần được quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, các chất dinh dưỡng tập trung nuôi dưỡng bào thai có thể khiến cơ thể người mẹ không được tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất hàng ngày. Điều này không chỉ khiến rụng lông vùng kín mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cả hai mẹ con.

Một số vitamin và dưỡng chất cần tập trung bổ dưỡng cho bà bầu là sắt, B12, kẽm, vitamin D, biotin, axit béo, chất đạm.

  • Căng thẳng, mệt mỏi:

Yếu tố tâm lý và thần kinh ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nang lông, nang tóc. Khi bước vào giai đoạn thai kì, người mẹ cảm thấy khá hoang mang và lo lắng về ngoại hình, cũng như các mối quan hệ xã hội xung quanh. Chính điều này sẽ khiến bà bầu dễ mắc phải chứng rụng lông vùng kín dễ dàng hơn bao giờ hết.

rung-long-vung-kin-khi-mang-thai-co-sao-khong-2

  • Viêm, nhiễm vùng kín:

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường xảy ra do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng cao. Đồng thời, chức năng thận giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Chị em thường bị ngứa ngáy, khó chịu và khiến lông vùng kín bị rụng.

rung-long-vung-kin-khi-mang-thai-co-sao-khong-3

II. Rụng lông vùng kín khi mang thai có sao không?

Rụng lông vùng kín khi mang thai là vấn đề thường gặp với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Đa số chị em cho biết, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 4-6 tháng sau sinh. Ngoài ra, các nàng có thể bảo vệ hay chữa trị bằng các cách như:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày
  • Chú ý chế độ ăn uống: hãy tuân thủ quy luật “dinh dưỡng 4 giờ”, ăn thêm các loại thực phẩm chứa carbohydrate như trái cây, bánh mỳ sau mỗi 4 tiếng ăn bữa chính.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, không sử dụng chất kích thích, tập thể dục đều đặn.
  • Sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu để hạn chế rụng lông vùng kín và kích thích mọc lông. Đây là những nguyên liệu tự nhiên an toàn cho bà bầu.
  • Đối với trường hợp bị viêm âm đạo hoặc nhiễm nấm, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn thêm. Bạn không nên tự mua thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

rung-long-vung-kin-khi-mang-thai-co-sao-khong-4

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc “Rụng lông vùng kín khi mang thai có sao không?”. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn những thông tin bổ ích.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công!

Vninmy.com

Vninmy.com là website chia sẻ những tin tức tổng hợp về ẩm thực, ảnh đẹp, hỏi đáp, kiến thức, sống khỏe, thể thao , tin tức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *